watch sexy videos at nza-vids!

Wap Đọc truyện, Đọc truyện tiểu thuyết truyện tình yêu, tình cảm

AvatarIwin OnlineKPAH
wap đọc truyện Trang Chủ
hackWapGameMp.SexTGem.Com (Admin)
#1 19.05.24 / 07:00
r />
Ra đến ngoài đường cái, thấy còn lâu mới có chuyến xe điện ở Hà Đông lên, nàng gọi xe tay bảo kéo về phố Mới.

Bà Hai thấy con về chơi sớm, ngạc nhiên không hiểu vì cớ gì, Loan đem cái cớ tiễn bạn nói với mẹ cho mẹ khỏi nghi ngờ. Nàng nhận thấy bà Hai gầy sút hẳn, trông mặt có vẻ lo lắng, nhưng nàng vờ như không để ý, chạy lăng quăng khắp nhà, cười nói như trẻ vô tư lự.

Không thấy ông Hai đâu, Loan hỏi mẹ:

- Thầy con ngủ?

- Không, thầy con xuống Hải Phòng đã ba hôm nay.

Loan đoán có việc gì khác thường liền hỏi:

- Thầy con đi có việc gì thế me?

Bà Hai không trả lời, Loan hỏi:

- Con thấy me có dáng lo nghĩ. Có việc gìxảy ra thế me?

Bà Hai yên lặng một lát, rồi bảo Loan ngồi lại gần mình nói:

- Nhà ta sắp nguy. Thầy xuống Hải Phòng để chạy tiền trả nợ, nhưng me chắc cũng không ăn thua gì.

Loan hỏi:

- Nợ bao nhiêu?

- Ba nghìn.

- Nợ ai thế me?

- Nợ bà phán, mẹ con bên ấy

Loan sửng sốt:

- Nợ từ bao giờ thế?

- Từ năm ngoái, độ con còn ở nhà.

Thấy bà Hai lắc đầu chán nản, Loan cau mày bực tức nói:

- Nhưng không có tiền trả thì thôi chứ làm gì.

- Làm gì? Bà ấy đe dọa tịch ký.

Nói đến đây, bà Hai không giữ nỗi uất ức, ứa nước mắt khóc.

Loan ngồi yên lặng, ngẫm nghĩ. Nàng biết là bà Phán Lợi muốn báo thù nàng, chứ ngoài ra không có cớ gì để hai bên thông gia giận nhau đến nỗi đòi nợ nhau một cách kịch liệt như thế.

Loan nhìn mẹ nửa thương, nửa giận. Bây giờ nàng mới rõ vì cớ gì mẹ nàng tha thiết bắt nàng lấy Thân. Nàng mới hay rằng trước nàng phải bỏ học, vì nhà túng bấn, mà bà Phán Lợi chính là người cứu giúp nhà Loan. Việc nhân duyên của nàng chỉ là việc mua bán.

Trước kia, cha mẹ Loan giao ước cho nàng làm vợ Thân đã làm một việc bán linh hồn của con đi, nay cha mẹ bắng nàng làm vợ Thân đã bán xác thịt nàng, bán nàng vì một số tiền ba nghìn bạc.

Nếu trước kia biết rõ như vậy thì không bao giờ Loan nhận lời. Nàng nhận chỉ vì tưởng vui được lòng cha mẹ. thế mà bây giờ sự hy sinh của nàng đã không có kết quả gì tốt, lại còn cho hai bên cha mẹ thù ghét nhau.

Loan biết từ nay không còn tình nghĩa với nhà chồng nữa. Mẹ nàng đem nàng bán một cách gián tiếp cho nhà bà phán Lợi, đã làm hỏng cả đời nàng mà không ích gì, thì vì cha mẹ một lần này nữa, nàng sẽ nhận cái nghĩa gả bán đó và cố lấy lòng mẹ chồng và chồng cho bà Hai được yên thân. Ôn tồn, Loan nói với bà Hai:

- Xin me cứ yên tâm. Me đã cho phép con lo đến việc đó thì me để con trù liệu.

Thoáng thấy bóng bà Đạo đến chơi, bà Hai vội vã lau nước mắt, đi vào nhà trong. Loan đứng dậy chào mời. Bà Đạo chưa kịp ngồi đã cất tiếng nửa đùa nửa thật, mắng Loan:

- Cô Cả không được một nết gì hết.

- Thưa cô làm sao ạ?

Bà Đạo quay mặt nhìn đi,cao giọng:

- Cô làm tôi ngượng mặt với người ta.

Loan ngồi yên đợi, bà Đạo tiếp luôn:

- Mang tiếng là con gái đảm mà không được tích sự gì cả. Cô liều liệu chứ không ở ngoài người ta nói nhiều lắm đấy, cô ạ.

Như lúc thường thì Loan cũng cố nhịn và bỏ đi nơi khác, nhưng nàng vừa mới gặp việc khó chịu xong, nàng không thể nén được nữa.

- Thưa cô, ở ngoài người ta nói gì thì nói, cháu không cần biết đến. Còn như cô nói đảm, nhưng thế nào là đảm mới được chứ.

Bà Đạo nhiếc:

- Thế nào là đảm thì cô biết đấy.

Loan đáp:

- Vâng, đảm nghĩa là về hầu hạ nhà chồng từ người trên đến người dưới cho chu tất. Nếu chỉ thế thì một con sen cũng làm nổi, không cần phải một nàng dâu. Cháu, cháu nghĩa khác: cháu không cho đó là bổn phận chính. Vì người ta bắt cháu như thế cháu không nghe, nên người ta cho cháu là một nàng dâu hư thân, mất dạy!

Rồi trong khi bà Đạo còn đang ngạc nhiên nhìn Loan, Loan thản nhiên nói tiếp:

- Vả lại cô cũng chẳng việc gì phải ngượng hộ cháu. Đời cháu, cháu phải lo.

Nói đến đấy Loan cảm thấy thân mình trơ trọi sống ở trong một xã hội cũ kỹ mà người nào cũng tỏ cho nàng biết rằng người ta đều có quyền đối với nàng, có quyền nhiếc mắng nàng khi nàng không chịu theo.

Nghĩ vậy, Loan thấy Loan không còn can đảm nữa, mong mỏi có thể thay đổi được cả tâm tình mà buông tay thẫn thờ mặc cho cuộc đời mình trôi theo dòng cũ.

Mãi đến chiều, Loan mới về ấp Thái Hà. Khi qua cổng nhà một ông chú, Loan gặp Đức, một người em họ làm thầy thuốc ở nhà thương Hà Nội. Đức nói:

- Tôi vừa ở đằng nhà ra đây. Hôm nay nhà có giỗ.

Loan ngơ ngác hỏi:

- Nhà ai?

- Nhà anh chị chứ nhà ai? Chị không biết à?

- Không, thế giỗ ai?

Đức cười:

- Tôi cũng không biết như chị. Thấy bên nhà gọi sang thì sang... Chắc là giỗ xép.

Trong họ chỉ có Đức là hiểu được Loan và biết rõ tình cảnh nàng, Đức nhìn Loan ái ngại:

- Chị nghĩ cớ gì trước để về nói với bác, không thì cũng khá rầy rà đấy.

Loan cười nói:

- Con dâu trưởng như tôi thì mất nhờ.

Lúc Loan về đến nhà, trên bàn thờ đèn nến còn sáng trưng.

Bà phán Lợi ngồi ở sập uống nước, thấy nàng về ngọt ngào hỏi:

- Mợ đi chơi mát về?

Loan cúi đầu không đáp, đi rẽ sang buồng bên cạnh. Bà phán hỏi to:

- Mợ đã xơi cơm chưa để bảo nó dọn cơm.

Rồi bà lên tiếng gọi con gái:

- Bích ơi! Con dọn cơm lên để chị xơi đi.

Bích đang ngồi nói chuyện với em là cô Châu, thấy mẹ gọi, vội đáp:

- Thưa mẹ nhà hết cơm rồi, chỉ còn ít cơm cháy thôi ạ.

Rồi hai chị em khúc khích cười với nhau mãi.

Thấy Thân đi qua bàn, bà Phán vẫy lại:

- Này anh, anh xem vợ anh đấy. Tôi cưới nó về cho anh để làm vương làm tướng ở nhà này à? Có đời thủa nhà ai như thế không. Tôi, tôi không cần đến thứ ấy giúp đỡ tôi, nhưng anh nghĩ xem, ngày giỗ, ngày tết mà nó là con dâu trưởng, nó bỏ đi không có nói với tôi lấy nửa lời.

Thân nhìn vào trong buồng gọi Loan:

- Mợ.

Loan quay ra thưa:

- Dạ.

- Mợ muốn yên lành thì ra ngay đây.

Rồi chàng hầm hầm bước vào buồng. Loan lạnh lùng nói với Thân:

- Tôi van cậu, cậu để tôi yên.

Nhớ đến lời hứa với mẹ ban sáng, nàng vội bước ra, đến gần bà phán Lợi nói:

- Thưa me, me đã cho con về làm con làm dâu, thì xin me coi con như là một người trong nhà, hay thì me khen, có lỗi thì me mắng. Con xin nhận lỗi và nhận những lời me mắng con, dạy con. Bởi vì con biết đó không phải là những lời day dứt, làm con đau khổ vô ích, mà là những lời của một người mẹ vì yêu mà mắng.

Bà Phán chỉ nhận thấy con dâu lý sự, chứ không hiểu rõ ý nàng định nói gì. Loan thì cho rằng những lời mắng không làm nàng khó chịu: khó chịu cho nàng nhất là những lời nói mát của bà Phán. Những lời nói đó bấy lâu đã làm cho nàng đau khổ và đã làm tuyệt hẳn con đường tình nghĩa của nàng với mẹ chồng.

Vì bà Phán chưa hiểu, nên bà vẫn mai mỉa mắng bảo Loan:

- Tôi thì tôi đâu dám mắng cô, mà ai mắng nổi cô ở nhà này, cô cứ dạy quá lời. Giỗ tết nhà tôi cô không thèm biết đến thì thôi, ai bắt. Tôi chỉ nói để cô biết từ rày, cô có đi đâu thì cô cho tôi hay, kẻo ở nhà này có kẻ ra, người vào, lỡ mất cái gì thì một mất mười ngờ, người ta nói ra, nói vào thêm khó khăn.

Bà Phán ngẫm nghĩ một lát rồi tiếp:

- Chốc nữa mợ soát lại hòm xiểng, vòng hột xem có thiếu thốn cái gì không, kẻo mợ đi vắng, nhỡ mất mát lại thêm phiền cho người nhà.

Loan biết là bà Phán nghi cho mình khuân của về nhà bố mẹ đẻ, nhưng vờ như không biết:

- Thưa me, con đã biên mấy chữ để lại cho nhà con.

Bích đứng xếp khay chén gần đấy, đỡ lời bà Phán nói:

- Biên chữ thì ai xem được, nhà tôi có ai đỗ bằng nọ bằng kia như chị đâu mà bảo xem nổi.

Rồi quay mặt đi, nói một mình, nhưng có ý để Loan nghe rõ:

- Hơi một tí là đem chữ ra khoe!

Loan cau mày nhìn Bích rồi cười nhạt. Nàng biết rằng ngoài sự khinh bỉ yên lặng ra, không có thể lấy gì đối lại với thái độ của Bích.

Bích vừa đi vừa nói:

- Cũng tại anh Cả nhu nhược nên người ta mới xỏ chân lỗ mũi, khinh mẹ mình được.

Loan cúi đầu, nắm chặt hai tay như để giữ những nỗi tức bực. Lúc đó nàng cảm thấy hết cả những cái đê tiện của xã hội đàn bà vụn vặt, nhỏ nhen, nhiễu sự, tìm hết cách làm khổ người khác, rồi lấy cái khổ của người khác làm sự sung sướng của mình. Loan thương cho Loan lạc loài vào đây, chưa biết ngày nào ra được để sống một cuộc đời rộng rãi, thảnh thơi.

Bích vừa ra khỏi thì đến bà huyện Tịch, một người cô của Thân bước vào. Loan xưa nay vốn ghét bà này nhất, nên thoạt trông thấy, nàng đã vội lẩn vào buồng, rồi đi xuống nhà dưới. Bà Tịch cười hỏi bà Phán:

- Thế nào cô trắng răng đã về rồi đấy ư?

Bà Phán than thở:

- Nhà tôi vô phúc nên mới vớ phải một nàng dâu như thế.

Bà Tịch lấy tay quệt vết nước trầu rây hai bên mép, rồi nói:

- Đấy, tôi đã can chị, chị không nghe, cứ đi rước những thứ ấy về. Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại hoại gia phong nhà mình. Nó học giỏi mặc nó chứ, nhà mình là nhà có phép tắc, nề nếp.

Rồi quay lại nói với Thân:

- Thế nào là dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. Cũng tại anh Cả quen chiều vợ, để mặc nó muốn làm gì thì làm, bây giờ thì nó đã quen thân, mấtnết, chậm quá rồi... Hỏng.

CHƯƠNG 10

Thảo vừa ngồi nhìn Loan vừa ngẫm nghĩ cho lời Loan nói là đúng. Sự hy sinh của Loan vì muốn cho cha mẹ vui lòng, bây giờ không có nghĩa là gì nữa. Ông Hai mới mất gần một tháng nay, trong nhà chỉ còn trơ trọi có mình bà Hai. Bà Hai bây giờ lại mong cho con về ở nhà để cho mình vui và con mình đỡ khổ, nhưng không được nữa. Một lần, Loan đã bị đẩy vào cuộc đời đó thì càng ngày càng đi sâu không thể bỗng chốc quay về được.

Loan ngồi dựa vào thành ghế, có dáng mỏi mệt, hai con mắt lờ đờ nhìn lên ảnh Dũng treo trên lò sưởi. Trông nàng còn đâu là vẻ tươi thắm hồng hào buổi đầu xuân mấy tháng trước đây; tóc rối bời và chiếc áo vải thâm cũ kỹ càng làm tăng vẻ điêu linh của bộ mặt đã dãi dầu vì lo lắng, phiền muộn.

Thảo nhìn Loan bùi ngùi thương hại và lại càng thương khi thấy đôi mắt Loan cứ chăm chăm nhìn lên hình ảnh Dũng. Thảo vội hỏi một câu bâng quơ để cho Loan quay mặt đi. Loan giật mình tỉnh mộng thở dài, hỏi bạn:

- Thế là đã nửa năm nay, chị không nhận được thư của anh Dũng?

- Vâng.

- Chị cũng không nhận được tin tức gì về anh ấy cả?

Không đợi Thảo trả lời, Loan thẫn thờ sẽ nói tiếp:

- Biết đâu, hay là anh ấy không còn sống...

Hai người yên lặng một lúc, rồi Thảo chép miệng bảo Loan:

- Nghĩ cũng thương hại cho anh Dũng. Bỗng không đem thân đi đày đọa gió mưa sống chết lúc nào không biết.

Loan đáp:

- Nếu có phải gặp cái chết chăng nữa, cái chết ấy cũng không đáng thương bằng cái chết dần, chết mòn.

Thảo nói:

- Sao chị chán đời thế?

- Không! Em không chán đời. Chán đời là không thiết sống nữa. Em, em còn muốn sống, muốn sống lắm...

Rồi nàng chua chát nói tiếp:

- Nhưng không phải sống thế nào cũng là sống!

Thảo nhớ lại những lời Loan nói trước mặt Dũng mùa đông năm ngoái về cô Minh Nguyệt tự tử, bảo Loan:

- Đấy chị xem không phải mỗi chốc ruồng bỏ được một cách dễ dãi, như trước kia chị vẫn tưởng.

- Vâng, bây giờ em cũng nhận thấy như thế. Em tưởng không thể nào chung sống với những người ấy được mà em thấy trước rằng em phải chungsống vơi họ mãi mãi, suốt đời.

Loan nói câu ấy là vì nghĩ đến đứa con trong bụng. Nàng bảo bạn:

- Nhưng dẫu sao, em sẽ cố can đảm như lời chị dặn em, tuy em đã hỏng cả một đời, em hết cả tuổi xanh chứa chan hy vọng của em giam hãm vào một đời cằn cỗi. Chị nghĩ xem, vợ chồng ở đời với nhau, để cùng nhau chung gánh công việc, để khuyến khích nhau, nhưng chồng em thì chị bảo em khuyến khích cái gì, mà dẫu có muốn nữa cũng không được, vì đối với mọi người trong nhà, em chỉ việc ngậm miệng mà nghe lệnh trên.

- Nhưng sao chị không tìm cách ra ngoài buôn bán?

- Có, đã mấy lần em xin phép, nhưng không được. Chính vì đó mà bà Phán bắt đầu có ác cảm với em. Họ không thể hiểu được rằng em có quyền tự lập thân em, vì họ vẫn đinh ninh rằng họ bỏ tiền ra mua em về để giúp đỡ công việc nhà họ và hầu hạ mẹ chồng. Bổn phận chính của em là thế. Cái quyền làm người của em, người ta không kể đến.

Loan cau mày nói tiếp:

- Lúc nào người ta cũng luôn luôn nhắc để cho em khỏi quên rằng người ta mất bao nhiêu tiền mới mua được em về. Đã mua em về thì đời nào người ta để cho em chạy thoát. Người ta lại tưởng có thể mua được cả tâm tính em nữa. Đến ngay như em để đường ngôi lệch thế này mà cả nhà cũng nói đi nói lại mãi chưa thôi. Cái đường ngôi nó ở giữa hay nó sang cạnh một tí, thì hỏi có hại đến ai không?

Thảo nhắc lại câu nói lúc nãy:

- Tôi nghĩ chỉ còn có cách ra ngoài buôn bán là ổn hơn.

Loan ngắt lời bạn:

- Còn cách nữa, là cách đợi khi nào em đổi địa vị thành một bà mẹ chồng.

Nói đến đây, Loan nghĩ ngay đến cô cả Đạm, đến cái vòng lẩn quẩn, cái dây xúc xích dài những mẹ chồng nàng dâu nối tiếp nhau để hành hạ nhau.

Loan nói:

- Nếu đứa con em đẻ ra là con gái thì em cũng sẽ cho nó đi học, nhưng em sẽ hết sức làm thế nào cho nói khỏi gặp cảnh ngộ như em. Chớ nếu sự học đó chỉ là một cái tai ách thì thà đừng đi học còn hơn. Chị nghĩ mà xem nếu em không đi học thì có lẽ em không đến nỗi khổ sở.

Thảo cười nhạt hỏi:

- Thế ngộ chị đẻ con trai?

- Nếu em đẻ con trai thì điều thứ nhất là em làm thế nào cho nó không giống tính bố nó. Cái chí của nó phải ngược lại cái chí của bố nó, em mới cho nó là đứa con có hiếu... Bố nó có mỗi một cái chí là hết sức bênh vực đại gia đình, để bây giờ cha mẹ, mà sau này sống nhờ con.

Rồi Loan hăng hái nói tiếp:

- Nó có đời của nó, lớn lên nó phải hoàn toàn sống cái đời của đó. Theo lệ cũ thì con mình cả đời chỉ quanh quẩn với mình thôi, quanh quẩn với những bổn phận trong gia đình. Khi bố mẹ còn trẻ thì bố mẹ bắt con theo ý mình, đến khi bố mẹ già, nếu bố mẹ không lo liệu lấy thân, thì tất nhiên con nó phải bận mưu sự sống cho bố mẹ. Tôi muốn nó có lòng kính yêu tôi mà không bao giờ phải bận vì tôi.

Bỗng Loan ngừng lại vì thấy Thảo nhìn mình ngơ ngác. Nàng vội nói chữa:

- Em không bao giờ bỏ được tính hay nói lý. Nhưng chị nên biết cho em vì chịu khổ nhiều quá mới nảy ra những ý tưởng lạ lùng ấy. Em đã bị đau đớn, nên em muốn không ai phải đau đớn như em nữa.

Vừa lúc đó ông giáo Lâm bước vào phòng, giơ tờ nhật báo lên bảo Thảo và Loan:

- Bắt được một người ở Phú Thọ mà người ấy hình như...

Thảo hốt hoảng đứng lên giật lấy tờ báo, đưa mắt tìm chỗ đăng tin, đọc vội vàng rồi vứt xuống bàn, gắt chồng:

- Cậu chỉ làm cho người ta hết hồn vía.

Lâm cười nói:

- Thì tôi đã bảo gì đâu mà hết hồn vía.

Loan thản nhiên nói:

- Thà được tin anh ấy bị bắt, còn hơn là không biết anh ấy sống chết thế nào.

Loan đứng dậy toan xin phép về, Thảo giữ lại:

- Chị ở đây ăn cơm với vợ chồng tôi. Xong rồi ta lại Bảo Anh, hôm nay có phát quần áo cho trẻ con nghèo. Vả lại đã lâu chị cũng không gặp các bạn cũ, nhân tiện lại thăm họ một thể.

Loan vừa nói nhận lời thì thấy đứa người nhà vào. Nàng bảo bạn:

- Ở nhà lại cho tìm em.

Rồi nàng quay lại hỏi đứa người nhà:

- Có việc gì thế?

- Bẩm, bà con sai con đi mời me để đi với bà xuống Thường Tín mời thầy địa lý. Mợ về ngay cho, bà con chờ từ sáng đến giờ.

Loan bảo:

- Anh cứ về trước đi, nói với bà rằng tôi vềngay.

Lúc đưa người nhà ra khỏi, Loan nói với Thảo:

- Xin lỗi chị để cho khi khác. Em phải về có việc cần.

Rồi nàng lắc đầu, mỉm cười chua chát:

- Đấy, những việc cần của em đấy.
CHƯƠNG 11
Một buổi chiều về cuối năm, một buổi chiều êm như giấc mộng; mấy cây thông ở đầu hiên nhà đứng lặng yên, đợi gió.
Dũng và Độ, hai người thẫn thờ, không nói, ngả đầu vào lưng ghế, nhìn khói thuốc lá từ từ lan ra ngoài nhà rồi tan vào quãng không.
Trên bàn phủ vải trắng, có để một chai rượu mùi, hai cái cốc đầy rượu và một đĩa quả: sắc thủy tinh trong, pha với màu xanh, vàng, đỏ của trái cây diễn ra một quang cảnh ấm áp.
Ngoài kia, ánh nắng vàng buổi chiều như tiếc ngày cuối cùng của một năm, còn lảng vảng trên các ngọn đồi, chòm cây lướt thướt trên những cánh đồng cỏ màu xanh già. Những thôn xóm rải rác dưới chân đồi hay bên bờ con sông trắng cong queo như bị đè nén dưới vẻ to tát của trời đất rộng rãi. Khói thổi cơm chiều ở một vài nhà gần không có sức lên cao nữa, tỏa ra thành từng đám màu lam ôm lấy các mái tranh.
Tiếng người gọi nhau ở dưới đồng đưa lên khiến Dũng nghĩ đến cái đời của dân quê, cái đời lạnh lẽo, vô vị kéo dài đã mấy nghìn năm. Đã mấy nghìn năm, họ sống như bám lấy mảnh đất già cỗi, xưa thế nào giờ vẫn thế, vui ít khổ nhiều, bao giờ cũng thảm đạm như buổi chiều đông này, không hề khao khát một cảnh đời sáng sủa hơn, mong ước một ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay.
Chiều hôm ấy, Dũng như cảm thấy tâm hồn của đất nước, mà biểu hiệu cho đất nước ấy không phải là những bậc vua chúa danh nhân, chính là đám dân hèn không tên không tuổi. Dân là nước. Yêu nước chính là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân.
Quanh năm xuôi ngược, dừng chân lại ít ngày ở đồn điền một người bạn thân, ngồi nhàn nhã uống cốc rượu tiễn năm trong một tòa nhà gạch sang trọng. Dũng vẫn thấy mình là một người dân và càng cảm thấy cái thú man mác được hòa với đám dân không tên tuổi, sống cái đời của họ sống, mong ước như họ mong ước, khác nào một cây cỏ lẫn trong muôn nghìn cây cỏ ngoài nội. Nhưng trong cái thú hòa hợp ấy có lẫn chút rạo rực, nao nư c, vì chưa được thỏa nguyện về hiện tình của dân quê, nên khao khát mà sự khao khát không diễn được nên lời ấy, nó bắt Dũng tin ở sự thay đổi, tin ở công việc Dũng làm trong bấy lâu và có lẽ làm mãi, chưa biết bao giờ nghỉ.
Độ nhìn Dũng thương hại cho bạn bấy lâu sống cuộc đời gian nan, vất vả, phiêu dạt khắp bốn phương trời. Chàng gạt tàn thuốc lá, thở dài, nói vẩn vơ một câu như để mong an ủi bạn:
- Sống không nghĩ ngợi như bọn dân kia thế mà lại sướng.
Dũng đáp:
- Tôi cũng nghĩ như anh, vì tôi tin ở sự tiến bộ. Ta có thể làm cho họ hơn lên được. Có lẽ họ đã quen với cái khổ lắm rồi, nên họ không biết khổ nữa, hay họ có biết cũng không tỏ ra được... Ta phải diễn tả ra cho họ thấy và những sự ta mong ước cho họ, ta phải làm cho họ mong ước như
<<1 ... 34567 ... 10>>
› Cùng Chuyên Mục

Truyện Học Sinh - Tam Giác Tình Yêu
Truyện Học Sinh - Cô Gái Mất Trinh
Truyện Teen - Bước qua yêu thương
Đọc Tiểu Thuyết - Đoạn Tuyệt Full

Wap Đọc truyện,wap truyện teen,Đọc truyện tiểu thuyết,Truyện tình yêu,Truyện tiểu thuyết hay,Truyện tình cảmWap truyện, Đọc truyện Tình cảm

Seolink1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24
1 |